envi

Nước sơn hoàn hảo – Ấn tượng ban đầu lôi cuốn

0

Hãy tránh các lỗi trong thi công sơn thông qua khâu chuẩn bị bề mặt và chọn loại sơn.

Lớp sơn nội thất là chỉ dấu rõ ràng cho thấy tình trạng và đặc điểm của công trình. Hai vấn đề thường gặp là sự xuống cấp độ bám dính và độ bền chắc của nước sơn, khiến diện mạo của ngôi nhà xấu đi và tốn kém chi phí sửa chữa.

Vậy lớp sơn bạn vừa hoàn thành tạo được ấn tượng gì nào?

1

Những sự cố thường gặp khi sơn nhà

Các chuyên gia trong ngành xác nhận độ kết dính, độ bền của màng sơn và công tác chuẩn bị bề mặt không đúng là những lỗi phổ biến nhất mà các nhà quản lý công trình phải đối mặt. Nếu màng sơn không bám vào tường một cách hoàn hảo thì rõ ràng quá trình thi công sơn đã thất bại. Những sự cố liên quan đến độ kết dính như lớp sơn bị rỗ, bị vênh, bong tróc, hay phồng rộp có thể là do sơn không đúng kỹ thuật, vật liệu kém chất lượng, nhất là do phản ứng hóa học giữa bề mặt tường và lớp sơn phủ.

Nguyên nhân gây ra sự cố về độ bền của màng sơn là do áp dụng kỹ thuật sơn không nhất quán.

Phần lớn các vấn đề liên quan đến độ bền và tính hiệu quả của màng sơn đều bắt nguồn từ việc chọn sai loại sơn. Bên cạnh đó, những nhà kinh doanh luôn muốn bỏ ra ít chi phí nhất mà công trình vẫn đẹp. Do đó, thậm chí yêu cầu thi công sơn đòi hỏi ba lớp thì họ chỉ sơn hai lớp.

Việc cắt giảm chi phí như thế này, hay chỉ riêng quyết định dùng sản phẩm kém chất không thôi, cũng đều khiến cho công trình không đẹp và mau xuống cấp. Cũng chính vì độ bền là mối quan tâm chính của những ai thực hiện phần công việc này nên theo ông Rick Watson – giám đốc thông tin sản phẩm và dịch vụ kỹ thuật tại công ty Sherwin Williams (trụ sở tại Cleveland – Hoa Kỳ) – chọn sản phẩm sơn không phù hợp là thủ phạm số một.

“Thông thường, lớp sơn cuối thực hiện ở các công trình tiêu chuẩn thương mại là lớp sơn được dùng nhiều nhất ở hầu khắp các bề mặt; tuy thế, không phải bề mặt nào cũng giống nhau. Một số cần lớp sơn chất lượng, chuyên nghiệp hơn.”

Chuẩn bị bề mặt sơn không phù hợp cũng là một trong số các nguyên nhân cốt lõi khiến bên thi công sơn đau đầu.

close-up of a turquoise cracked and peeling painted background,

Việc chuẩn bị bề mặt là nhân tố sống còn trong thi công sơn. 85% đến 90% thành công của quá trình thi công sơn phụ thuộc vào khâu chuẩn bị bề mặt. Các giám sát viên thi công phải đảm bảo bề mặt được sạch, không còn dầu mỡ, bụi bẩn, và các tạp chất khác và đảm bảo rằng màng sơn sẵn có sẽ kết dính tốt với lớp phủ sắp sơn. Sơn phủ lên bức tường trước khi nó được vệ sinh, sửa sang, và chuẩn bị kỹ sẽ là một sai lầm,” dẫn lời của ông Rusty Martindale – tổng quản lý tại Công ty sơn Kelly-More có trụ sở tại tiểu bang California, Hoa Kỳ. Lớp sơn bị ngả màu vàng cũng là một lỗi cần phải được tính trước.

Giải pháp và Các thực hiện Tốt nhất

“Sơn acrylic không chứa chất-làm-mau-khô (VOC – volatile organic compound) là sản phẩm cần thiết. Sản phẩm này dễ thao tác, có sức phủ tuyệt vời, rất bền, dễ lau chùi và công trình có thể được đưa vào sử dụng chỉ vài giờ sau khi thi công xong mà không còn mùi đặc trưng của sơn. Thời gian thi công sơn ngắn hơn có nghĩa là công trình được đưa vào sử dụng nhanh hơn, tiết kiệm thời gian. Mà thời gian là tiền chứ còn gì nữa,” Rusty Martindale cho biết thêm.

Độ bám dính: Khi đề cập tới cách giải quyết cho lớp sơn kém dính thì khâu chuẩn bị bề mặt là cực kỳ quan trọng. Ông Martindale nói “Phải chuẩn bị rất, rất kỹ. Tôi không cường điệu tậm quan trọng của khâu vệ sinh và chuẩn bị bề mặt đâu. Khâu này bao gồm các sửa chữa cần thiết và cả sơn lót cho toàn bộ bề mặt nữa.”

Chuẩn bị bề mặt bằng cách dùng giấy nhám

Chuẩn bị bề mặt bằng cách dùng giấy nhám

Ông Bob Cusumano, chủ tịch công ty chuyên tư vấn về sơn bề mặt tên Palm Beach Gardens có trụ sở tại Florida, Hoa Kỳ, đồng thời là nhà tư vấn quy trình thi công cũng đồng tình với ý kiến trên. Ông cho biết khâu chuẩn bị bề mặt là “mấu chốt để sơn bám chặt. Việc tẩy mọi tạp chất trên bề mặt là bước cần thiết để bảo đảm các lớp sơn hiện hữu bám vào nhau. Chỉ quan tâm đến lớp ngoài cùng không thôi sẽ dễ khiến thợ sơn cẩu thả; khâu kiểm tra độ dính, do đó, cần phải được thực hiện.”

Phương pháp thổi cát, axit hóa và mài mòn bề mặt cũng giúp gia tăng độ bám dính, tuy nhiên quan trọng nhất là khâu kiểm tra độ kết dính thật kỹ lưỡng. Kiểm tra theo tiêu chuẩn ASTM D3359 sẽ giúp bạn quyết định khâu kế tiếp phải làm trong tiến trình thi công sơn.

Độ bền

“Mấu chốt là phải khớp cách sơn phù hợp với yêu cầu mong muốn của thành phẩm thì mới đạt được độ bền như ý,” ông Cusumano cho biết. Việc hiểu xem công trình này cần lớp sơn phủ gì là chuyện phức tạp, nhưng không phải là bất khả thi. Bạn cần biết mình muốn gì ở lớp sơn này.

Độ bền của màng sơn gắn liền với khả năng dễ lau chùi, dễ tẩy rửa của nó. Dễ tẩy rửa nghĩa là có thể dùng nước làm sạch bụi bẩn trên bề mặt mà không gây tổn hại màng sơn. Dễ lau chùi nghĩa là có thể dùng bàn chải, miếng xốp hoặc vải chùi lên mặt sơn mà không gây trầy xước. Hiểu rõ sự khác biệt giữa hai tính năng này sẽ giúp bạn lựa chọn loại sơn phủ phù hợp với công trình và giữ sản phẩm bền bỉ với thời gian.

Hiện tượng ngả màu/ố vàng:

Nếu hiện tượng này xuất hiện trên các bề mặt sơn (bao gồm tường, bậu và khung cửa sổ), khả năng cao là loại sơn đã dùng có gốc dầu. “Theo thời gian, loại sơn phủ này sẽ ngả vàng dù không có ánh sáng,” ông Martindale cho hay. “Chính ánh nắng mặt trời khiến cho lớp sơn như vầy bền màu như ban đầu.”

Trong khi việc dùng sơn chứa alkyd (sơn dầu có nhựa thông) sẽ khiến công trình của bạn ít nhiều ngả vàng theo thời gian, CCI có bảng các điều cần lưu ý như sau:

Nếu bạn dùng sơn alkyd để sơn viền góc, hãy dùng sản phẩm mà bạn thấy nó ít ngả vàng. Đọc kỹ thông số liên quan đến cách dùng do nhà sản xuất cung cấp.

Nếu đó là loại sơn chưa từng dùng, bạn nên kiểm tra nồng độ ác-mô-ni-ắc (amoniac) để xác định khuynh hướng ngả màu của sơn.

Khi sử dụng sơn alkyd, trước hết sơn tường bằng lớp latex (phụ gia chống thấm). Đảm bảo căn phòng được thông thoáng và mùi amoniac đã được loại bỏ trước khi tiến hành.

Không sử dụng chất tẩy rửa có chứa amoniac

Cân nhắc việc sử dụng các loại sản phẩm latex, phức hợp alkyd-latex và thế hệ mới của sơn alkyd.

Xác định Nguồn gốc của các Hư tổn

Khi phát hiện thấy sự cố ở lớp sơn phủ, phải khắc phục ngay lập tức. “Kiểm tra kỹ lưỡng trước khi sơn là biện pháp đúng đắn nhất để ngăn ngừa sự cố,” là lời của ông Cusumano. “Tuy nhiên có nhiều trường hợp, ví dụ như lớp sơn nội thất bị thấm nước, nếu được phát hiện sớm và khắc phục ngay sẽ giúp hạn chế tối đa vấn đề.” Kiểm tra sơn mỗi 6 tháng là công tác vô cùng cần thiết. “Lớp sơn phủ hay bị hư hại do lỗi quy trình thi công, do đó đánh giá các lỗi này trước thời điểm lớp nền cần được tu sửa sẽ giúp ngăn ngừa sự cố trở nên nghiêm trọng hơn.”

Chủ động trong việc bảo quản màng sơn giúp giảm chi phí sửa chữa và giúp các nhà quản lý nhận ra những nguy cơ tiềm ẩn thuộc về phần kết cấu. Ông Watson cho biết “Nên tiến hành kiểm tra định kỳ mỗi 6 tháng để giữ lớp sơn phủ không bị hư hại.” “Sau một trận giông bão, hay sau các đợt kiểm tra hàng quý, bên quản lý công trình thực hiện phần việc này có thể nhận thấy họ cần phải để ý tới mép tường giáp mái, hay trần nhà.”

Chọn đúng loại sơn

Dù lớp sơn khi lên nước óng mềm như lụa, hay mịn mờ như vỏ trứng (vốn rất phù hợp cho các công trình nội thất), việc chọn dùng loại nào bao giờ cũng rất khó khăn. Việc này cũng quan trọng không kém khâu chuẩn bị bề mặt. Các chuyên gia liên tục khẳng định không có loại sơn nào tuyệt hảo.

Màu sắc, độ bóng, độ bền, khả năng lau chùi, tẩy rửa và điều kiện thời tiết trong vùng là những nhân tố ảnh hưởng đến quyết định chọn lựa loại sơn.

“Sản phẩm phù hợp còn tùy vào loại tường và điều kiện môi trường, cũng như mức độ tiếp xúc với môi trường ngoài hay mục đích sử dụng của công trình nơi được sơn,” Kyle cho hay.

“Bạn phải khớp được sản phẩm với phần công trình muốn sơn, dựa vào các yêu cầu tiếp xúc môi trường cùng bản chất của chất liệu, kể cả là tường gạch, gỗ hay kim loại,” ông Watson nói thêm.

Cuối cùng, hãy đầu tư xứng đáng, mua loại sơn chất lượng cao. Hãy xem xét tuổi thọ của sản phẩm sơn phủ và lưu ý lời khuyên của chuyên gia về chi tiết kỹ thuật và điều kiện sử dụng.

Ông Kyle cho biết thêm “Giữa các nhà sản xuất có một số tiêu chuẩn chất lượng khác nhau. Tại các chỗ có điều kiện khắc nghiệt, những sản phẩm thiết kế chuyên biệt tránh hư hao sẽ mang lại hiệu quả cao xét về lâu về dài.”

BÍ QUYẾT CHO THI CÔNG SƠN CHUYÊN NGHIỆP

Sơn chỗ hẹp (tức là khi thợ sơn không thể dùng được con lăn):

Luôn đẩy dụng cụ ra xa cơ thể trong lúc thở ra. Nếu kéo dụng cụ về phía mình, nhịp tim chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến hướng di chuyển của dụng cụ, đồng thời lực đẩy căng khung sườn và giãn vai khi người thợ sơn hít hơi vào cũng sẽ làm cho hướng dịch chuyển dụng cụ bị tác động khiến lớp sơn kém mỹ mãn.

Lau bằng miếng xốp

Kỹ thuật này hữu hiệu khi cần làm nhẵn bề mặt sau khi ta trét hỗn hợp lấp đầy lỗ thủng hoặc nứt trên tường, hay chỉ đơn giản là cát rơi lên bề mặt tường khiến lớp nền kém mịn. Thay vì dùng giấy nhám để làm nhẵn bề mặt, hãy sử dụng một miếng xốp ẩm, chắc và phẳng để tránh sót cặn bụi. Chà miếng xốp trên bề mặt tường với tốc độ chậm và áp lực không đổi, thỉnh thoảng vẩy sạch bụi ra khỏi miếng xốp.

Sơn cho trần nhà có lớp phun tạo kiểu

Hầu hết lớp phun tạo kiểu cho trần rất nhạy cảm với nước nhưng thành phần của nó không tan trong nước. Nếu dùng sơn latex (sơn gốc nước) lần đầu cho chi tiết đó, khu vực xung quanh cần được sơn viền bằng cọ và đợi khô hoàn toàn trước khi thực hiện sơn lăn cho phần còn lại.

Nếu không làm như vậy, khi dùng con lăn để sơn đến vùng mép có lớp sơn chưa khô, lượng ẩm dư thừa có thể sẽ khiến lớp vật liệu tạo hoa văn bong ra. Sự cố này sẽ không xảy ra nếu ngay từ ban đầu bạn sơn trần bằng sơn alkyd (gốc dầu). Khi đó, những lần sơn tiếp theo ta dùng sơn alkyd hay latex cũng không hề gì.

Nguồn

Hình: Internet

Share.

Comments are closed.